Chú thích Đoàn_Hữu_Trưng

  1. s:Trang:Viet Nam Su Luoc.djvu/284
  2. Lăng mộ xưa hay dùng ô dước (hay còn gọi là hợp chất) để xây dựng. Ô dước gồm ba thành phần chính: cát, vôi, chất kết dính. Trong đó, cát là loại cát sông mịn; vôi là vôi sống, vôi tôi, vỏ nghêu sò, san hô nghiền vụn; chất kết dính là nhựa cây ô dước, mật mía, mật ong, nhựa dây tơ hồng hoặc bời lời. Ngoài ra, còn có chất phụ gia như: than hoạt tính, đá ong nghiền vụn, giấy dó...Mỗi chất trên lại phải chế biến theo yêu cầu riêng. Như vôi phải là loại chưa nung, tức vớt lấy vỏ sò, hoặc san hô ở biển về để "tươi" như thế, bỏ vào cối bằng đá, dùng chày đẽo bằng gỗ lim là loại gỗ cứng như sắt (thiết mộc) để giã thật nát, thành bột gọi là "vôi sống" ("vôi chết" đã nung sẽ không dùng được vì thiếu độ quyện chặt với các chất khác). Việc sản xuất "vôi sống" quả là rất cực nhọc. Do lăng Tự Đức đồ sộ nên cần nguyên liệu này rất nhiều. Nhà khảo cổ lão thành Đỗ Đình Truật kết luận: Thợ giã vôi làm lăng do chịu đựng mưa nắng nhiều ngày và vì việc làm quá nặng nề nên đã dùng chày vôi (dụng cụ lao động) làm vũ khí, nổi dậy chống triều đình, bị tầng lớp quan lại gọi nôm na "giặc chày vôi" là vậy.
  3. Theo Đỗ Bang còn có thêm Đoàn Thi, vì trong gia phả bản 4, tên bốn người này đều có ghi hai chữ can án bằng mực đỏ (Đoàn Hữu Trưng trong Danh nhân Bình Trị Thiên (tập 1). Nhà xuất bản Thuận Hóa, tr. 129).
  4. Tuy Lý Vương cho treo ở trước phủ một quan tiền, một bầu rượu cùng một câu xướng với lời cáo rằng ai đối được sẽ được trọng thưởng. Qua nhiều ngày, nhiều kẻ sĩ đến đối lại, nhưng chẳng có câu nào được người xướng vừa lòng. Đến ngày 16 tháng Giêng, hai anh em là Đoàn Trưng và Đoàn Trực (lúc đó chừng 16-17 tuổi) từ làng lên kinh, đi ngang phủ Tuy Lý. Trông thấy câu đối, hai anh em không nói một lời nào, một người uống hết chai rượu, một người phân nửa tiền rồi đi. Nghe người gác cổng vào bẩm báo, Tuy Lý Vương cho mời hai anh em vào. Đoàn Trưng đọc ngay câu xướng và câu đối: Tửu trung bất ngữ chơn quân tử,Tài thượng phân minh thị trượng phu.Dịch nghĩa:Không nói khi đang uống rượu mới đúng là người quân tử,Tiền bạc sòng phẳng chính là kẻ trượng phu.Tâm đắc, Tuy Lý Vương thưởng vàng và còn cho cả hai đến học chung với các con ông (theo Đỗ Bang, tr. 131-132).
  5. Trước cuộc nổi dậy của Đoàn Trưng, triều Tự Đức đã xảy ra hai sự kiện gây rạn vỡ lớn, đấy là vụ Hồng Bảo (1854) và vụ Hồng Tập (1864).
  6. Lúc Đoàn Trương trương cao lá cờ đề Hoàng tôn nghĩa cử thì Đinh Đạo và ba em đang bị cầm tù. Sử gia Phạm Văn Sơn viết: Đinh Đạo sẵn tính thông minh, học rất tiến bộ, các môn nhâm độn, kỳ thư, môn nào cũng thông hiểu. Vẻ người lại đỉnh đạc, khiến ai cũng ưa nhìn. Đến năm Tự Đức thứ 17 (1864) nhân vì phát giác ra vụ án của tên nghịch Võ Tập nên lại phải giam vào ngục tối ở phủ Thừa Thiên. Đinh Đạo giam riêng một nơi...(sách ghi bên dưới, tr.24).
  7. Đoàn Ái hay Đoàn Hữu Ái (? - 1866), một trong những nhân vật chính tham gia cuộc nổi dậy. Ông tự cạo đầu, đóng giả sư đến chùa Pháp Vân chỉ huy việc chế tạo khí giới, may cờ. Ngày 16 tháng 9 năm 1866, ông cùng Phạm Lương dẫn đầu một đạo quân đột nhập Điện Thái Hòa.
  8. Đúng vào đêm hữu quân Tôn Thất Cúc trực đại nội và suất đội Bùi Văn Liệu đã có mặt ở công trường Vạn Niên để phối hợp. Ngày tháng ghi theo web Bách khoa toàn thư Việt Nam. Phạm Văn sơn, Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế đều ghi ngày âm lịch: đêm mồng 8 rạng mồng 9.
  9. Đỗ Bang dẫn lại, tr. 147.
  10. Đoàn Hữu Trưng truyền lệnh thu quân mà không cho quân truy đuổi và chiếm lĩnh những nơi trọng yếu, lại lo đem kiệu đi rước Đinh Đạo để làm lễ đăng quang là bỏ lỡ thời cơ, sơ hở về mặt chiến đấu, là tạo điều kiện cho Hồ Oai và các tướng lĩnh khác kịp thời tập họp binh lính, thị vệ để phản công. (theo Phạm Khắc Hòe, Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn. Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1986, tr. 67)
  11. Lược kể theo Đỗ Bang. Phạm Văn Sơn và Bổn triều bạn nghịch liệt truyện của trường Viễn Đông Bác cổ, có khác một số chi tiết. Xem thêm Khởi nghĩa Đoàn Hữu Trưng.
  12. Rất có thể đây chỉ là cái cớ, phòng khi cuộc nổi dậy thất bại, vợ và gia đình bên vợ ít liên lụy. (theo Đỗ Bang, sách dẫn bên dưới, tr. 137).
  13. Theo Gia phả, bản I. Đỗ Bang dẫn lại, sách ghi bên dưới, tr. 152.
  14. Sau khi Tự Đức mất, được đổi tên là Khiêm Lăng.
  15. Theo Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế, Tự điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992, tr.174-175.
  16. Theo Hợp tuyển thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ 19 (1858-1900), Nhà xuất bản Văn học, 1976.
  17. Theo Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1986, tr. 64) do Phạm Khắc Hòe (1902-1995), nguyên Đổng lý Ngự tiền văn phòng triều Bảo Đại, biên soạn.